Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

VĂN HÓA ẨM THỰC

ĐỖ KIM YẾN


CHUYỆN CÓ THẬT VỀ MỘT BÀI THƠ

Thấm thoát mà đã hơn bốn năm!
Ngày ấy CLB thơ Việt Nam của chúng tôi có trụ sở tại một ngôi nhà trong con ngõ rộng trên đường Láng bên bờ sông Tô Lịch.
Nằm cách trụ sở thơ mấy dãy phố có một cửa hàng ăn uống mang tên: CƠM NIÊU HỒNG HƯỜNG Số 10 Nguyên Hồng (bên ngã tư Nguyên Hồng – Huỳnh Thúc Kháng). Thỉnh thoảng chúng tôi đến ăn trưa hoặc đãi các khách thơ ở xa về Hà Nội.
Bữa ấy, sau khi xong việc ở Đài truyền hình mấy người chúng tôi, trong đó có anh Vũ Dương Tá (phó chủ tịch CLB) và cô Kim Loan (phòng viên Đài truyền hình) rủ nhau vào quán cơm niêu Hồng Hường.
Đây là lần thứ hai tôi vào quán này. Cửa hàng với ba gian nhà bề thế, khách ăn uống ngồi kín cả vỉa hè. Trong nhà, thực khách ngồi chật các dãy bàn. Bầu không khí đầm ấm, vui vẻ.
Chúng tôi vừa tìm chỗ ngồi thì một cô nhân viên nhà hàng đã đến bên tươi cười lễ phép: Cháu chào các bác các cô nhà thơ! Có cô bác nào có thể cho cửa hàng cháu một bài thơ không ạ? (Chắc có lần nào ở quán, cô nhân viên này đã được nghe những người trong CLB  chúng tôi cao hứng đọc thơ). Chúng tôi mỉm cười nhìn nhau. Cô Kim Loan phóng viên truyền hình nhanh nhảu nói:
- Làm thơ nhanh thì cô Kim Yến trổ tài đi! Đài phát thanh đã phát giai thoại ứng đối thơ nhanh của cô với giáo sư Trần Quốc Vượng đấy thôi! Nể lời mọi người, tôi tìm bút và xin một tờ giấy…
Khi các món ăn vừa được bày ra với những niêu cơm bốc khói thì bài thơ cũng kịp xong:


CƠM NIÊU
Quê hương chớ nói rằng: yêu
Nếu không biết vị cơm niêu là gì
Tây, Tàu ai đã từng đi
Ăn cơm thiên hạ, sao bì cơm quê.
Phải đâu người tỉnh mới mê
Thập phương khách rủ nhau về chung vui
Mới hay cái vị ngọt bùi
Của niêu cơm tám, của nồi cá kho
Chằng là nghệ sĩ, nhà thơ
Bia hơi, rượu gạo… lơ mơ cùng người
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Có yêu có quý
Xin mời Cơm Niêu!
Đọc lại bài thơ vừa viết, tôi chợi nghĩ chả lẽ lại tặng cho cô nhân viên bỏ túi. Rồi theo đề nghị của tôi, cô nhân viên đã vào mời cô chủ quán.
Trước mặt chúng tôi là một phụ nữ dáng người đậm đà, có nước da bánh mật và khuôn mặt đôn hậu. Tôi thuật lại lời đề nghị của cô nhân viên trẻ và đọc lại bài thơ.
Thật bất ngờ, sau khi nghe bài thơ, cô chủ quán cười rất tươi mà rằng:
- Cảm ơn bác bài thơ hay quá lại rất có ý nghĩa với cửa hàng! Cho em xin.
Miệng nói tay cô chủ quán rút tờ giấy bạc 500.000đ trân trọng đưa cho tôi. Tôi dứt khoát không nhận.
Nghĩ một lát, cô đề nghị:
- Vậy em nhờ các bác giúp em in bài thơ này vào 12 chiếc pa nô to, in thật đẹp.
Còn mấy ngày nữa là đón năm mới, em sẽ cho sơn lại mấy gian nhà này để treo.
Chúng tôi ngỡ ngàng trong niềm vui được chứng kiến một nhà doanh nghiệp nhạy bén và yêu thơ đến thế.
Rồi năm mới đã đến, BCH CLB thơ Việt Nam ở các tỉnh về Hà Nội dự họp. Sau bữa cơm niêu đậm đà truyền thống dân tộc, vừa ăn vừa đọc bài thơ mới treo trên tường, trình bày đẹp, màu sắc rực rỡ; có cả hình cô gái mặc yếm vo gạo và niêu cá kho bốc khói trên bếp lửa. Các bạn thơ còn được cô chủ quán chiêu đãi toàn bộ bữa ăn và tài trợ thêm 3 triệu đồng để in bài thơ vào tập thơ sắp xuất bản.
Một bác ủy viên BCH đã cao tuổi từ Phú Thọ về vui vẻ, vừa vuốt râu vừa nói:
- Hóa ra thơ cũng đắt giá ra phết đấy nhỉ.
Mấy tháng sau, chúng tôi lại có dịp vào quán cơm niêu Hồng Hường. Vừa đến cửa, mấy cháu nhân viên đã reo lên:
- Cô Kim Yến đây rồi! Có người chờ cô mấy trưa nay. Chú ấy đang ngồi kia kìa.
Tôi nhìn theo hướng tay chỉ, một Đại tá QĐNDVN  đang đi về phía chúng tôi. Anh tự giới thiệu là Nguyễn Văn Mười, công tác tại Quân khu Thủ Đô, đã đợi tác giả bài thơ để xin phép được chép lại gửi cho người em mở quán Cơm Niêu ở bên Pháp sử dụng. Tôi khuyên anh nên xin ý kiến của cô chủ quán/
Lúc quay lại, vẻ mặt hồ hởi anh xin được mời cả hội chúng tôi sang cửa hàng giải khát bên cạnh để giao lưu…
Chuyện đã mấy năm rồi. Bây giờ trụ sở CLB thơ Việt Nam đã chuyển về Trung tâm văn hóa thành phố. Mỗi khi có việc đi ngang qua, chúng tôi vẫn thấy Quán Cơm Niêu Hồng Hường đông chật khách. Những bức tranh trên tường in bài thơ Cơm Niêu, với những câu thơ vừa khẳng định, vừa mời gọi… vẫn còn đẹp như mới; Cô gái trong tranh vẫn mải miết vo gạo, bếp lửa vẫn luôn rực hồng để có những món ngon cho thực khách sành ăn.
Tất cả là đền công cho cô chủ quán thành đạt, yêu thơ và thấu hiểu thế nào là Văn hóa Ẩm thực.

Hà Nội, ngày 12/12/2012



Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

TRIỂN LÃM THƠ KỶ NIỆM CHIẾN THẮNG " HÀ NỘI- ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG"

Hưởng ứng Kỷ niệm 40 năm chiến thắng" HàNội- Điện Biên Phủ trên không" Kim Yến đã tham gia triển lãm thơcủa CLB thơ Việt Nam tại Bảo tàng PKKQ với bài thơ: Qua những đường hoa. Bài thơ được giải B cuộc thi thơ của Sở Văn hóa TT Hà nội năm 1972. Đây là ảnh KY và các bạn tại triển lãm:






Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

ĐÔI BỜ

Song song như thể đôi bờ
Mượn tay cầu với mà quờ sang nhau
Nước vui rúc rích dòng sâu
Bờ buồn chẳng được gặp nhau bao giờ

Nếu như thỏa được lòng bờ
Thì sông lại chả bao giờ thành sông!



Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

KỶ NIỆM BÊN HỒ TÂY
Nhớ lại 10 năm ngày gặp mặt giao lưu
                                             với cố GS Trần Quốc Vượng                                                        


Chiều12/1/2002 
Một chiều mùa Đông nắng đẹp!
Sau khi cùng họp ở trụ sở Hội VHNT Hà Nội, chúng tôi kéo nhau ra quán My Lăng
(phía sau trường Chu Văn An). Nơi đây, các khách thơ thường lui tới đàm đạo, trà rượu ngắm cảnh, thưởng thơ bên hồ.

Nhóm bạn thơ này có cái tên lãng mạn “Câu lạc bộ Thơ thứ bảy”, gồm một số các nhà văn, nhà thơ hội viên Hội VHNT Hà Nội, Hội Mỹ thuật Hà Nội… Tất cả đều có chung một tình yêu son sắt với “Nàng thơ”.
Đang say sưa trò chuyện đọc thơ, bỗng thấy anh bạn ngồi phía ngoài, đứng dậy lao xao :
- Chào Giáo sư ạ!
- Chào Thầy ạ! Mời thầy ngồi ạ!
Giáo sư Trần Quốc Vượng, trong bộ kaki gọn gàng trẻ trung bước tới nhanh nhẹn bắt tay mọi người vui vẻ nói :
- Xin phép các bạn, cho tôi ngồi cạnh Kim Yến. Nếu có bạn nào không ưng có thể đẩy tôi xuống hồ. Nhưng báo trước là tôi không chết đuối vì tôi vốn là dân vùng biển.
Rồi quay sang tôi, Giáo sư nhỏ nhẹ :
- Em làm thơ có bản lĩnh đấy.
Tôi đang ngỡ ngàng đã nghe ông cao giọng:
- Có ai cho mình tờ giấy trắng nhỉ ?
Nhà thơ Đào Trung Việt nhanh tay đưa luôn cả tờ giấy điều và mực nho để xin chữ của thầy. Không khí sôi động hẳn lên, khi Trung Việt tay giơ cao tờ giấy có hàng chữ Hán rũ nhẹ mực cho mực đen rớt xuống trên nền giấy điều, như một người chơi thư pháp sành điệu.
Thầy Vượng vẻ mặt tươi vui, tiếp tục múa bút trên giấy thể hiện con người khí chất dồi dào, bút lực còn sung mãn lắm, dù đã gần ở cái tuổi thất thập. Mười phút sau ông đã viết xong bài thơ nét chữ khoáng đạt, ý tứ dí dỏm, còn không quên điền thêm một Hán tự. Bài thơ ấy tới giờ tôi vẫn giữ làm bút tích.
Tặng Kim Yến
Xuân Yến thu phong xuân bất tận
Vượng tàng hạ hỏa hạ vô biên
Én xuân trước gió thu may
Én xuân vẫn đợi ngày này năm sau
Tưởng đông giá lạnh có đâu
Mùa hè rực đỏ lửa yêu suốt đời.
Rồi vừa vui nhộn vừa lịch lãm, ông nắm tay tôi mời ra dãy bàn phía xa. ở đó ông giới thiệu tôi với một nhóm các cán bộ nghiên cứu, các cử nhân sử học, khảo cổ học, là học trò và cộng sự của ông, rồi với tôi, ông nói :
- Anh vừa tặng thơ cho em, giờ em hãy ứng tác một bài đi. Về thơ, Sử, Tình người chẳng hạn.
Tôi hơi e ngại, nhưng cũng nhận là vì ít khi có dịp hội ngộ, giao lưu giữa những người viết sử và người làm thơ.
Ông ngồi cạnh, theo dõi từng dòng thơ, miệng cười mỉm. Giữa khung cảnh ấy, bên con người ấy, tôi như có phép lạ. Cũng như ông tôi viết một mạch, không tẩy xóa, không nháp, chỉ dừng một lát khi ông tán đùa: -“Tớ chỉ buồn vì mái tóc bạc và cái đầu hói thôi em thân yêu ạ”.
Tôi vừa dừng bút sau câu kết bài thơ, ông đã cầm lấy và cao giọng đọc luôn :
Sử và thơ
Sôi sục Sử, thẫn thờ Thơ
Dập dồn cơn sóng bất ngờ đan nhau
Tóc thời gian gội trắng phau
Vẫn còn ngút ngát xanh câu tỏ tình
ÉN chiều mỏi cánh hành trình
Sớm xuân VƯỢNG nắng bình minh tràn về
Lại chao liệng, lại đam mê
Lại đưa thoi dệt nắng về với xuân
Tóc phai đừng vội phân vân
Bạch kim quý gấp vạn lần lá xanh
Thời gian đỏng đảnh mong manh
Triệu năm lá cũng chả thành bạch kim
Bao giờ trái đất ngủ im
Chẳng còn Thơ, Sử - trái tim mới ngừng .
Nghe xong mọi người vỗ tay tán thưởng.
Tan cuộc,nhóm thơ chúng tôi về trước,nhóm các nhà sử học của thầy còn ngồi lại.Bỗng nghe tiếng thầy gọi với theo : “Kim Yến ơi! Nhà em ở đâu? Điện thoại bao nhiêu?”…
Tiếng ông hòa vào tiếng cười vui của mọi người. Mấy bạn thơ Trần Thái, Nguyễn Điển, Hoàng Dự đề nghị ghi lại câu chuyện này thành giai thoại đăng vào tạp chí Thăng Long Văn Hiến, nhưng giáo sư Vượng gạt đi rằng : “Thôi thôi để khi nào tớ “tịch” đã.
Thế mà đã hơn 10 năm trôi qua con người giản dị tài năng ấy đã đi xa, để lại tiếc thương cho bao người.
Tháng 8 này là kỷ niệm 7 năm ngày mất của cố Giáo sư, tôi viết bài này chẳng dám nghĩ nó sẽ thành giai thoại nhưng là một câu chuyện vui về Thơ ca với đời thường của người Hà Nội.


Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012





DỰ HỌP ĐỒNG HƯƠNG THÁI BÌNH TẠI TTHN QUỐC GIA 2012

CƠM NIÊU

Tặng cửa hàng HỒNG HƯỜNG
số 23 Huỳnh Thúc Kháng- Hà Nội
 

Quê hương chớ nói rằng yêu
Nếu không biết vị cơm niêu là gì!

Tây Tàu ai đã từng đi
Ăn cơm thiên hạ sao bì cơm quê
Phải đâu người Tỉnh mới mê
Thập phương khách rủ nhau về chia vui
Mới hay cái vị ngọt bùi
Của niêu cơm tám, của nồi cá kho
Chẳng là nghệ sĩ, nhà thơ
Bia hơi rượu gạo... lơ mơ cùng người

Hỡi ai đi ngược về xuôi
Có yêu có quý
xin mời cơm niêu!

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012


Nhạc sĩ Kim Yến với đàn khỉ Nha Trang

Kim Yến với các nhạc sĩ Hà Nội


Nhà thơ Hữu Thỉnh tặng hoa ns Kim Yến



Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trao giải ba sang tác ca khúc đề tài Tam Nông cho ns Đỗ Kim Yến



Kim Yến và dị nhân thơ Văn Thùy

Kim Yến nhận giải nhất thi trang phục đẹp tại Hôi thơ lục bát 2009

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Video bài hát Lời Quê

Video bài hát Hạnh Phúc

Video bài hát Bài thơ cho con

Video bài hát Hát về mười cô gái Đồng Lộc và bài hát Khúc hát Người thợ may 5

Video bài hát Tiếng lá và bài hát Bên sông Ninh nhớ mẹ

Video bài hát Nha Trang Biển Hẹn

Chân dung Nhạc Sĩ Đỗ Kim Yến

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2012


QỦA DỌC

Trời sinh là Dọc,thích xiên ngang

Chấp cả me xanh, cả khế vàng

Thân dẫu teo trong nồi cá dấm

Vẫn còn đôi hạt để phô phang!

Ảnh nhà thơ


Nhạc sĩ Kim Yến với đàn khỉ Nha Trang

Kim Yến với các nhạc sĩ Hà Nội


Nhà thơ Hữu Thỉnh tặng hoa ns Kim Yến

Nhạc sĩ Kim Yến với tốp ca Cầu Vồng đêm trao giải cuộc thi



Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trao giải B ca khúc đề tài Tam Nông cho ns Đỗ Kim Yến



Cùng Ns Đỗ Hồng Quân tặng hoa tốp ca Cầu Vồng